SCRUM có gì thú vị?

               

SCRUM có gì thú vị?

SCRUM được mô tả là như là một cuộc cách mạng trong việc xây dựng đội nhóm, làm việc tập thể, tối đa năng suất trong ngành phát triển phần mềm. Vậy thực sự SCRUM là gì và SCRUM có gì vui? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Ý tưởng về SCRUM
Có thể bạn chưa biết, SCRUM (phát triển phần mềm) được truyền cảm hứng từ… môn bóng bầu dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ở đây, 1 đội hình gồm 7 cầu thủ, sẽ cùng thực hiện nhiệm vụ:
+ Đảm bảo đối thủ không lấy được bóng
+ Đảm bảo bóng được đưa về vạch cuối sân
+ Hoặc kéo đội hình về vạch cuối sân

Như vậy, 1 SCRUM (trong môn bóng bầu dục) là 1 nhóm các công việc có vai trò rõ ràng, có kỹ thuật và chiến lược nhằm đạt mục tiêu cụ thể. Và chính ý tưởng này đã trở thành niềm cảm hứng cho phương pháp SCRUM (phát triển phần mềm).

Mô hình SCRUM

Một cách dễ hiểu, mô hình SCRUM là cách làm việc linh động, nhằm hoàn thành các yêu cầu cần nhất, bằng việc thực hiện các công việc khả thi nhất, trong một khoản thời gian nhất định (Sprint – thường là 2 tuần), và liên tục cả tiến cho các Sprint sau.

Nếu chỉ như vậy, SCRUM không khác gì các mô hình quản lý công việc khác? Khoan đã, trái tim của SCRUM chính là các Sprint (vòng lặp) được cải tiến liên tục giúp năng suất công việc cao hơn.

Mô hình truyền thống (Waterfall), hình bên trái, viên bi có thể bị dừng lại khi bậc thang không có dốc và không tạo động lực đẩy. Với mô hình SCRUM (hình bên phải), tàu lượn sẽ chạy nhanh hơn khi có các vòng dốc (vòng lặp Sprint) và tạo ra động lực đẩy mới cho vòng lặp tiếp theo nhằm hoàn thành nhanh hơn các đường ray (công việc yêu cầu).

Vận hành SCRUM

Một sản phẩm phần mềm sẽ được triển khai qua nhiều Sprints khác nhau, và mỗi Sprint được vận hành liên tục với các giai đoạn:

  • Sprint Planning : Các thành viên quyết định các backlogs (công việc) nào cần được hoàn thành/ giải quyết.
  • Story time: Các thành viên giải quyết các công việc đã thống nhất.
  • Daily Scrum: Các thành viên cùng cập nhật trạng thái (Đang thực hiện/ Đã hoàn thành/ Có lỗi) của các backlogs trong một cuộc họp ngắn, nhưng đều đặn mỗi ngày.
  • Retrospective: Sự kiện ở cuối Sprint, các thành viên cùng nhìn lại Sprint đã qua, cải tiến cho Sprint tiếp theo bằng cách trả lời các câu hỏi : Bạn cảm thấy Sprint vừa rồi diễn ra như thế nào? Điều gì đã triển khai không như ý trong Sprint vừa rồi? Nếu có thể thay đổi tốt hơn, điều bạn kỳ vọng là? Điều gì có thể giúp các thành viên hợp tác tốt hơn?

Với việc vận hành liên tục các sự kiện như trên để hoàn thành khối lượng công việc phức tạp (lập trình tính năng A, kiểm thử tính năng B, thiết kế màn hình C,…) SCRUM team cần được điều phối bởi một nhạc trưởng linh động, có thể điều tiết công việc của cả nhóm để hướng đến kết quả tốt nhất.

Người nhạc trưởng ấy chính là SCRUM Master.

Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo “SCRUM Master – anh là ai?”

Bên cạnh đó, VinID hiện đang có chương trình Scrum Master Graduateland 2020, các bạn có thể ứng tuyển để trở thành một Scrum Master ngay hôm nay!
Thông tin chi tiết: https://career.vinid.net/sm20/